Nội dung

I. Mẹ bầu nóng trong, táo bón nhưng vẫn cố bổ sung canxi để đảm bảo thai kỳ khỏe mạnh

II. Bí kíp bổ sung canxi cho mẹ bầu không còn gặp phải tình trạng nóng trong, táo bón

III. Lời kết

 

I. MẸ BẦU NÓNG TRONG, TÁO BÓN NHƯNG VẪN CỐ BỔ SUNG CANXI ĐỂ ĐẢM BẢO THAI KỲ KHỎE MẠNH

Canxi là loại khoáng chất đặc biệt cần thiết mẹ bầu phải bổ sung trong suốt giai đoạn thai kỳ. Nếu canxi không được cung cấp đầy đủ, thai tăng trưởng sẽ sử dụng canxi trong xương của người mẹ, điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến cả sức khỏe của mẹ và thai nhi. Cụ thể:

- Mẹ bầu thiếu canxi có thể thấy mệt mỏi, đau nhức bắp cơ, tê chân, đau lưng, đau khớp, răng lung lay, chuột rút, nặng hơn nữa thì lên cơn co giật do hạ canxi huyết quá mức mà biểu hiện đặc trưng là co giật các cơ mặt và chi trên với bàn tay co rúm, các ngón tay chụm lại giống như "bàn tay người đỡ đẻ".

- Đối với thai thiếu canxi sẽ dẫn đến suy dinh dưỡng ngay khi còn trong bụng mẹ, bị còi xương bẩm sinh, biến dạng các xương gây dị hình, lùn thấp...

Nhận biết rõ tầm quan trọng đặc biệt của canxi đối với con và bản thân ở giai đoạn này, nên dù có bị nóng trong, táo bón vô cùng khó chịu mẹ vẫn cố gắng bổ sung đầy đủ loại khoáng này.

Mẹ bầu bổ sung canxi gì để không nóng trong táo bón

II. BÍ KÍP BỔ SUNG CANXI CHO MẸ BẦU KHÔNG CÒN GẶP PHẢI TÌNH TRẠNG NÓNG TRONG, TÁO BÓN

Các chuyên gia đến từ Viện dinh dưỡng Quốc gia cho biết, việc bổ sung canxi bị nóng trong, táo bón không chỉ xảy ra với mẹ bầu mà với hầu hết các đối tượng đang dùng. Hiện tượng này xảy ra chẳng qua là do người sử dụng chưa biết cách thức dùng chuẩn dẫn đến lắng đọng và gặp phải những hiện tượng khó chịu thường thấy (nóng trong, táo bón).

Muốn quá trình bổ sung canxi được cơ thể hấp thu tốt và đặc biệt là xóa bỏ tình trạng nóng trong, táo bón mẹ hãy áp dụng ngay những bí quyết sau:

1. Bổ sung canxi hữu cơ

Canxi được chia làm 2 loại chính là canxi hữu cơ và canxi vô cơ. Trong đó, canxi hữu cơ được các chuyên gia y tế khuyên dùng bởi nó dễ hấp thụ và ít gây ra những tác dụng phụ hơn.

Canxi hữu cơ là chất được cấu thành từ ion Canxi với các loại hợp chất hữu cơ như Canxi Gluconate (Tên đầy đủ Canxi Lactac Gluconat). Ở dạng này, canxi có cấu trúc tương đồng với cấu trúc sinh học của xương, đồng thời dễ hòa tan nên rất dễ hấp thụ. Hơn nữa, nếu dùng dư thừa canxi hữu cơ cũng sẽ dễ đào thải ra ngoài và ít bị lắng cặn nên không gây nóng trong, táo bón hay sỏi thận cho mẹ bầu.

Bí kíp bổ sung canxi cho mẹ bầu không còn gặp phải tình trạng nóng trong, táo bón

Canxi vô cơ là chất được cấu thành từ ion Canxi với các hợp chất vô cơ như: Canxi Cacbonat, Canxi sulfate (CaSO4), Canxi chloride (CaCl¬2)… Canxi vô cơ chủ yếu tồn tại ở dạng hợp chất muối canxi, ít tan trong nước nên khả năng hấp thụ kém. Nếu thường xuyên sử dụng sẽ khiến mẹ bầu dễ bị táo bón, nóng trong, đau dạ dày... Lượng canxi đưa vào cơ thể nhưng không thể hấp thụ được sẽ lắng đọng ở thận gây sỏi thận hoặc vôi hóa các thành mạch.

Ngoài những ưu điểm dễ hấp thu, không gây nóng trong, táo bón hay lắng đọng, canxi hữu cơ còn có mùi vị tự nhiên, thơm ngon và dễ uống hơn so với canxi vô cơ (canxi vô cơ thường có vị tanh, ngái và khá khó uống).

2. Bổ sung canxi kết hợp D3, K2, Magie

Muốn quá trình bổ sung canxi đạt hiệu quả tốt, trước hết cần phải kết hợp vitamin D - nhân tố giúp canxi hấp thu được qua thành ruột để vào máu. Nếu không có sự xuất hiện của vitamin D, thì chỉ có khoảng 10% lượng canxi bổ sung vào cơ thể được hấp thu vào máu, 90% còn lại sẽ lắng đọng ở ruột hoặc bị đào thải ra ngoài. Việc đào thải quá nhiều canxi không hấp thu được ra ngoài sẽ gây áp lực cho hệ thống bài tiết, dẫn đến rối loạn và hậu quả mẹ nhìn thấy chính là bị táo bón, nổi mẩn…

Tuy nhiên, nếu chỉ có vitamin D thôi, thì tối đa cũng chỉ hấp thu được khoảng 40% lượng canxi đã bổ sung vào cơ thể. Nhưng, với sự hỗ trợ của Vitamin D3 - một dạng tự nhiên của vitamin D, còn giúp cơ thể trong việc sử dụng canxi và thúc đẩy sự phát triển của xương diễn ra mạnh mẽ hơn. Bởi vậy, có thể khẳng định canxi và vitamin D nói chung, vitamin D3 nói riêng phải luôn là bộ đôi song hành khi các mẹ bầu bổ sung cho cơ thể.

Cách bổ sung canxi giúp hấp thụ nhanh

Bên cạnh đó, theo TS. Bùi Thị Nhung - Viện Dinh Dưỡng, vitamin D giúp hấp thu canxi tốt, đó là điều hiện nay nhiều người đã biết nhưng để thuận lợi cho quá trình tạo xương cho bé, bà bầu nên bổ sung cả magie. Magie là thành phần cấu tạo của khoảng 1% khối lượng khoáng chất trong xương và magie tham gia trực tiếp vào quá trình vận chuyển ion canxi qua các màng tế bào.

Cùng với đó, Vitamin K2 cũng được xem là một nhân tố không thể thiếu giúp kích hoạt các nguyên bào cấu tạo xương (osteocalcin). Bởi khi cơ thể thiếu Vitamin K2, osteocalcin dù đã được tạo ra nhưng vẫn không có khả năng gắn và mang canxi vào khung xương.

Hơn thế nữa, sự kết hợp giữa Vitamin K2 và Vitamin D3 còn giúp hấp thu và vận chuyển canxi vào tận xương và ngăn canxi đến những chỗ nguy hiểm như là thành mạch máu và mô mềm để gây tác dụng phụ (xơ vữa động mạch, vôi hóa mô mềm, lắng đọng canxi gây sỏi thận…).

Đặc biệt, vitamin K2 sẽ không thể hoạt động hiệu quả một mình, mà nó có tác dụng hiệp đồng với vitamin D3. Do đó, cần phải cung cấp cho cơ thể đủ cả vitamin D3 và vitamin K2 trong chế độ bổ sung canxi để nhận được hiệu quả tốt nhất, phòng ngừa tình trạng nóng trong, táo bón hiệu quả nhất.

>>> Xem thêm: Mẹ bầu sợ nóng, hãy tham khảo ngay top 10 thực phẩm bổ sung canxi vừa tự nhiên vừa “mát” dưới đây

3. Bổ sung đủ liều lượng

Nhu cầu thực tế về canxi ở bà bầu là rất cao, nhưng không phải cứ bổ sung càng nhiều càng tốt mà cần có liều lượng cụ thể. Theo khuyến cáo của Tổ chức y tế Thế giới WHO, mỗi ngày bà bầu cần bổ sung từ 800 – 1500mg canxi.

Mẹ bầu cần bổ sung canxi đúng liều lượng

Tùy vào từng thời kỳ mang thai, bà bầu cần bổ sung canxi với hàm lượng cụ thể như sau:

- Trong 3 tháng đầu, nhu cầu là  800 -1000 mg/ngày.

- Đến 3 tháng giữa là 1000 -1200 mg/ngày.

- 3 tháng cuối và khi nuôi con bú: 1200 – 1500mg/ngày.

Nếu bổ sung thiếu sẽ dẫn đến những hậu quả như đã kể trên. Trong trường hợp bổ sung thừa, ngoài gây áp lực cho hệ thống bài tiết dẫn đến hiện tượng nóng trong táo bón, việc này còn có tác động rất xấu khác đến sức khỏe của cả mẹ bầu và thai nhi như:

- Thừa canxi trong máu, gây rối loạn canxi máu và rối loạn nhịp tim.

- Thừa canxi gây ra tình trạng sỏi thận mãn tính, vôi hóa khớp vai, canxi hóa động mạch...

- Thừa canxi có thể gây ức chế việc hấp thu các chất khác như sắt và kẽm, từ đó sẽ làm cho cơ thể có nguy cơ thiếu hai chất này.

- Làm tăng khả năng bánh nhau bị tăng độ canxi hóa, làm giảm trao đổi chất giữa mẹ và thai nhi, làm thai kém phát triển.

- Gây ra tình trạng quá tải cho thận, nếu vẫn tiếp tục bổ sung quá nhiều so với nhu cầu cơ thể trong thời gian dài thì sẽ làm tăng nguy cơ sỏi niệu quản, sỏi thận…

- Khi uống quá liều, cơ thể sẽ xuất hiện những biểu hiện như khát nước, đi tiểu nhiều, buồn nôn, rối loạn nhịp tim...

Còn đối với thai nhi, việc mẹ bầu uống thừa canxi cũng gây ảnh hưởng không nhỏ đến con:

- Thai nhi dễ bị tăng nồng độ canxi huyết.

- Khi chào đời, thóp bị kín sớm, xương hàm có nguy cơ mắc rộng hoặc nhô ra trước không có lợi cho sức khỏe và gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ.

- Nhau thai mắc canxi hóa khiến cho thai kém phát triển quá mức, có khả năng bị suy giảm cân nặng ngay từ trong bụng mẹ.

Để không sử dụng sai liều lượng canxi khi mang bầu, ngoài quan tâm đến hàm lượng cơ thể cần ở từng thời kỳ bà bầu cần đặc biệt quan tâm đến việc chọn sản phẩm bổ sung canxi. Theo đó, mẹ chỉ nên tìm đến những sản phẩm chứa hàm lượng khoảng 500mg canxi/viên là đủ. Bởi thông qua chế độ ăn uống hàng ngày kết hợp với quá trình dùng sữa cơ bản đã bổ sung được một phần không nhỏ lượng canxi cho bà bầu.

4. Uống nhiều nước

Nước là một nhân tố đặc biệt, tham gia vào quá trình hấp thu và trao đổi chất ở đường tiêu hóa. Nếu bà bầu bổ sung canxi mà uống ít nước sẽ dẫn đến tình trạng cơ thể hấp thu canxi kém. Lượng canxi không hấp thu được sẽ bị đào thải ra ngoài theo nhiều con đường bài tiết khác nhau như phân, nước tiểu...

Không chỉ ảnh hưởng đến quá trình hấp thu và sử dụng canxi, mà việc uống thiếu nước còn tác động không nhỏ đến quá trình bài tiết phần canxi không hấp thu được ra khỏi cơ thể. Biểu hiện quả vấn đề này được thể hiện rất rõ qua việc bà bầu thường táo bón, nóng trong, tiểu khó… nếu quá trình này diễn ra lâu có thể dẫn đến sỏi thận, sỏi bàng quang, viêm đường tiết niệu…

5. Uống canxi vào buổi sáng

Việc uống canxi nên được tiến hành vào buổi sáng (sau bữa ăn sáng khoảng 1 giờ) hoặc buổi trưa với nhiều nước, giúp mẹ bầu có cơ hội tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời (da tổng hợp vitamin D cho cơ thể), giúp hấp thu canxi hiệu quả cao hơn. Ngoài ra, khi bổ sung canxi, mẹ bầu cần sự vận động của cơ thể để lượng canxi đưa vào có thời gian kịp chuyển vào đích là khung xương.

Không nên uống canxi vào buổi chiều hoặc buổi tối bởi vì canxi dễ bị lắng đọng và có khả năng tích tụ lại, hình thành canxi oxalat dễ tăng nguy cơ gây ra các bệnh lý khác như sỏi thận, sỏi tiết niệu, táo bón và điển hình là chứng khó ngủ, trằn trọc.

Cách uống canxi đúng cho bà bầu

6. Không bổ sung canxi cùng với axit oxalic

Axit oxalic dễ dàng kết hợp với canxi trong cơ thể để tạo thành canxi oxalate, ảnh hưởng đến tiêu hóa và hấp thụ canxi, gây ra chứng táo bón.

Vì vậy, để hạn chế những vấn đề hết sức khó chịu này, quá trình bổ sung canxi mẹ bầu không nên kết hợp những thực phẩm giàu axit oxalic.

Những thực phẩm giàu axit oxalic có thể kể đến như: Rau dền, măng tây, hành, đậu trắng, đậu tương…

7. Không uống canxi chung với sắt

Bên cạnh canxi, sắt cũng là một trong số những loại khoáng bà bầu nhất định phải bổ sung trong giai đoạn này. Tuy nhiên, việc bổ sung sắt và canxi không thể diễn ra cùng lúc mà theo khuyến cáo của các bác sỹ, uống canxi hay các thực phẩm chứa canxi như sữa phải cách thời điểm uống sắt ít nhất 2 giờ đồng hồ.

Lý do được giải thích là vì, canxi làm cản trở khả năng hấp thụ sắt. Sắt là dưỡng chất rất khó hấp thu và canxi làm giảm tiến trình này.

Không bổ sung canxi chung với sắt

8. Tích cực ăn nhiều rau xanh và hoa quả

Rau xanh và hoa quả sẽ giúp mẹ nhuận tràng, tiêu hóa tốt hơn nhờ đó giải quyết tình trạng nóng trong mà cả táo bón nữa. Tuy nhiên khi bổ sung canxi mẹ cần lưu ý:

- Đối với rau xanh: mẹ nên bổ sung vào bữa ăn hàng ngày 

- Đối với hoa quả mẹ nên bổ sung vào thời gian thích hợp, không nên ăn một cách bừa bãi. Thời gian hợp lý để ăn hoa quả là vào mỗi đầu buổi chiều, sau khi ngủ dậy hoặc khoảng thời gian giữa hai bữa chính. Mẹ lưu ý không ăn hoa quả thay cho rau xanh. 

Bổ sung canxi như thế nào là tốt

III. LỜI KẾT

Để quá trình bổ sung canxi cho mẹ khi mang thai không bị nóng trong, táo bón đừng quên việc áp dụng bí kíp đã được chia sẻ ở trên. Trong trường hợp mẹ cần tìm kiếm loại canxi hữu cơ để sử dụng, hãy tìm đến sản phẩm Green Calcium của Olympian Labs – Thương hiệu số 1 tại Mỹ trong dòng sản phẩm hỗ trợ điều trị.

Green Calcium không đơn giản chỉ là canxi hữu cơ mà công thức sản phẩm là sự kết hợp hoàn hảo giữa loại khoáng này và vitamin D3, K2, magie mang đến hiệu quả hấp thu cao và xóa tan hoàn toàn tình trạng nóng trong, táo bón.

Bổ sung Green canxi cho bà bầu

Do bổ sung canxi hữu cơ có nguồn gốc tự nhiên nên mùi vị sản phẩm này cũng được các mẹ bầu đánh giá rất cao. Green Calcium có mùi thơm tự nhiên rất dễ dùng, khác xa hoàn toàn với mùi canxi vô cơ vốn tanh, ngái và khó uống.

>>> Xem thông tin sản phẩm TẠI ĐÂY