Nội dung

I. Vai trò của kẽm với sự phát triển của trẻ

II. Tại sao trẻ thiếu kẽm biếng ăn? 

III. Gợi ý 13 thực đơn giàu kẽm mẹ cần bổ sung hàng ngày cho trẻ biếng ăn

1. Cháo ngao đậu xanh cho bé từ 11 tháng tuổi

2. Cháo thịt bò cải bó xôi rất bổ dưỡng cho bé biếng ăn

3. Hàu sữa nấu cháo hoặc nướng phô mai

4. Súp gà bí đỏ cho bé từ 12-24 tháng tuổi

5. Cháo trứng đậu đỏ bé từ 12 – 24 tháng tuổi

6. Cháo sò huyết đậu xanh

7. Súp yến mạch

8. Cháo nấm tràm tôm thịt

9. Cháo khoai lang cà rốt

10. Cháo súp lơ xanh thịt bò

11. Thịt bò sốt nấm cho bé từ 36 tháng tuổi

12. Thịt bò xào giá đỗ

13. Ức (đùi gà) hầm bí đỏ, đậu trắng

IV. Bật mí thêm cho mẹ một số thực phẩm bổ sung kẽm cho bé biếng ăn

V. Nnhu cầu bổ sung kẽm của trẻ

VI. Nguyên tắc cho trẻ dùng kẽm với các loại vi chất khác 

VII. Lời khuyên của chuyên gia khi bổ sung kẽm cho trẻ biếng ăn

I. VAI TRÒ CỦA KẼM VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ

Dù chỉ chiếm một phần rất nhỏ so với tỷ trọng của cơ thể nhưng kẽm lại có vai trò sinh học vô cùng quan trọng.

Dưới đây là một số vai trò chủ yếu của kẽm với cơ thể:

1. Giúp trẻ tăng trưởng và phát triển

Kẽm tham gia vào các thành phần enzyme có trong cơ thể, giúp tăng tổng hợp protein, đồng thời tham gia vào quá trình phân chia tế bào giúp thúc đẩy sự tăng trưởng. Ngoài ra, kẽm còn giúp tăng cảm giác ngon miệng nên rất quan trọng với trẻ em.

2. Tăng cường miễn dịch cho trẻ

Kẽm tham gia vào cấu tạo của các tế bào miễn dịch (tế bào lympho T, lympho B, đại thực bào), giúp duy trì hoạt động của hệ thống miễn dịch, tăng cường chức năng miễn dịch của cơ thể, bảo vệ cơ thể trẻ trước các tác nhân gây bệnh.

3. Điều hòa hormon cần thiết cho cơ thể trẻ

Không những giúp điều hòa chức năng của hệ thống nội tiết, kẽm còn tham gia vào thành phần của các hormon tuyến yên, tuyến thượng thận, tuyến sinh dục. Hệ thống này phối hợp với hệ thần kinh trung ương giúp điều hòa hoạt động sống trong và ngoài cơ thể.

II. TẠI SAO TRẺ THIẾU KẼM BIẾNG ĂN?

Thiếu kẽm là một trong những nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn

Biếng ăn có rất nhiều nguyên nhân. Và thiếu kẽm cũng là một trong số các nguyên đó. Vậy do đâu mà thiếu kẽm khiến trẻ biếng ăn?

Như các mẹ đã biết, kẽm là vi chất quan trọng giúp kích thích, duy trì và bảo vệ các tế bào vị giác và khứu giác, từ đó, giúp tăng cảm giác ngon miệng ở trẻ. Thiếu kẽm, các tế bào vị giác bị ảnh hưởng, gây biếng ăn ở trẻ do rối loạn vị giác.

Không những thế, thiếu kẽm còn làm suy giảm chức năng của các tế bào miễn dịch, bao gồm tế bào lympho T, lympho B, đại thực bào. Do đó, thiếu kẽm sẽ làm giảm miễn dịch, giảm đề kháng ở trẻ, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh nhiễm khuẩn do sự xâm nhập của các tác nhân gây bệnh bên ngoài. Từ đó, làm giảm sự tăng trưởng và phát triển của trẻ, trẻ hay ốm, mệt mỏi dẫn đến biếng ăn, lười ăn, lâu dài có thể gây suy dinh dưỡng ở trẻ.

III. GỢI Ý 13 THỰC ĐƠN GIÀU KẼM MẸ CẦN BỔ SUNG NGAY CHO CHO TRẺ BIẾNG ĂN

1. Cháo ngao đậu xanh cho bé từ 11 tháng tuổi

Các loại hạt họ đậu đặc biệt là đậu xanh từ lâu đã nổi tiếng với hàm lượng kẽm cao, 100g đậu xanh có khoảng 1mg kẽm. Bên cạnh đó, ngao cũng là một trong những loại hải sản giàu kẽm, 100g ngao có thể chứa tới 13,4mg kẽm. Đặc biệt, loại hải sản này có vị ngọt thanh, nên kết hợp với đậu xanh thơm bùi sẽ giúp bé hứng thú với món ăn hơn.

Cháo ngao đậu xanh

Nguyên liệu cần chuẩn bị

- 100g gạo tẻ

- 1/2 kg ngao

- 50 g đậu xanh

- 1 tép hành khô: băm nhỏ

Các bước thực hiện

- Bước 1: Vo sạch gạo và đậu xanh, ngâm nước trong 1h giờ rồi để ráo nước.

- Bước 2: Cho gạo và đậu xanh vào nồi nước nấu thành cháo.

- Bước 3: Ngao sau khi ngâm cần cọ sạch vỏ bằng bàn chải, sau đó cho vào nồi với chút nước, luộc đến khi ngao mở vỏ. Ngao hé miệng thì tắt bếp, vớt ra chờ cho nguội, lấy con ngao ra, bóp phần đen của con ngao.

- Bước 4: Phi hành khô với một chút dầu cho dậy mùi. Sau đó, cho khoảng 8 con ngao vào xào sơ, đảo trong vòng 1 phút thì tắt bếp. Đổ nước ngao vào nồi cháo đậu xanh đã ninh.

- Bước 5: Xay ngao (mẹ có thể giã hoặc dùng máy xay sinh tố), không cần nhuyễn quá. Tiếp theo cho cháo đậu xanh vào đun. Khi cháo sôi thì cho rau mầm đã thái vụn, chút dầu oliu và pho mát, đảo đều.

Vậy là mẹ đã hoàn thành món cháo ngao đậu xanh rồi đấy!

2. Cháo thịt bò cải bó xôi rất bổ dưỡng cho bé biếng ăn

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, cứ trong 100g thịt bò thì có chứa tới 12,3mg kẽm và trong 100g cải bó xôi đã nấu chín chứa 0,8 mg kẽm. Sự kết hợp giữa thịt bò và cải bó xôi đảm bảo sẽ cung cấp cho bé một lượng kẽm khá dồi dào.

Cháo thịt bò cải bó xôi rất

Nguyên liệu cần chuẩn bị

- Cháo trắng

- Thịt bò

- Cải bó xôi

Các bước thực hiện

- Bước 1: Thịt bò xay hoặc băm nhuyễn

- Bước 2: Cải bó xôi rửa sạch thái nhỏ và băm nhuyễn

- Bước 3: Lấy lượng cháo trắng vừa đủ cho bé ăn cho vào nồi đun sôi, cho tiếp thịt bò đã băm nhuyễn vào, khuấy đều cho đến khi sôi lại và thịt chín, tiếp đó cho thêm cải bó xôi đã thái nhỏ cho vào nồi đến khi chín rau thì tắt bếp

- Bước 4: Cho cháo ra bát nêm thêm gia vị .

Lưu ý: Mẹ chỉ nêm gia vị khi trẻ đã trên 1 tuổi. Và đừng quên kiểm tra độ nóng trước khi cho bé ăn mẹ nhé!

3. Cháo hàu hạt sen hoặc hàu nướng phô mai

Hàu là loại hải sản đứng vị trí số 1 trong danh sách những thực phẩm giàu kẽm nhất. Có thể khẳng định như vậy vì chỉ khoảng 6 con hàu cỡ vừa thôi là mẹ có thể cung cấp cho con yêu 33mg kẽm rồi. Đây là hàm lượng không hề nhỏ chút nào.

Một bát cháo hàu hay những mẻ hàu nướng phô mai thơm lừng, ngọt lịm đích thị là món ăn tuyệt vời mà mẹ nào cũng cần nấu ngay cho con mình. 

Cháo hàu sữa

Nguyên liệu cần chuẩn bị

- 50g hàu sữa

- 20g hạt sen

- 30g nấm rơm

30g gạo

- 10g dầu ăn

- Gia vị: muối, đường, nước mắm

Các bước thực hiện

- Bước 1: Sơ chế

+ Đầu tiên, gạo vo sạch, cho vào 2 bát nước. Hạt sen bỏ tim sen, tách đôi.

+ Sơ chế hàu: Dùng bàn chải chà sạch theo cách truyền thống. Sau đó, đem hàu ngâm với nước sạch khoảng 2 tiếng cho lớp bùn bên ngoài hàu được mềm ra sẽ dễ dàng rửa sạch hàu hơn.

+ Sau khi ngâm xong bạn lấy hàu ra, tiếp tục dùng bàn chải lớn chà từ phần cuống nắp hàu cho tới phần miệng nắp hàu theo đường vân cong trên lớp vỏ để làm sạch. Vừa chà vừa rửa dưới vòi nước để lớp bùn bên ngoài trôi hết. Đây cũng là cách phổ biến của những hộ gia đình mua hàu về chế biến.

- Bước 2: Nấu gạo với hạt sen thành cháo

- Bước 3: Nấm rơm bỏ gốc, ngâm vào bột năng cho trắng và ngon, thái  hạt lựu, hàu băm nhỏ.

- Bước 4: Lấy 10g dầu ăn, đầu hành lá phi thơm, cho hàu vào xào, rồi thả nấm vào.

- Bước 5: Cuối cùng nêm nếm gia vị cho vừa ăn, trút phần xào cho vào cháo đang sôi, đậy nắp trong 8 phút là múc ra tô cho bé ăn nóng nhé.

4. Súp gà bí đỏ cho bé từ 12-24 tháng tuổi

Giá trị dinh dưỡng của bí đỏ đối với trẻ là vô giá. Không chỉ nhiều kẽm, bí đỏ còn là thực phẩm chứa hàm lượng vitamin E và vitamin A cao, giúp tăng miễn dịch cho trẻ. Không thua kém về giá trị dinh dưỡng, thịt gà có chứa tới 2mg kẽm trên mỗi 100g thịt. Một bát súp gà bí đỏ thơm ngậy sẽ khiến trẻ khó lòng khước từ.

Súp gà bí đỏ cho bé từ 12-24 tháng tuổi

Nguyên liệu cần chuẩn bị

- 765g bí đỏ, gọt vỏ thái miếng nhỏ

- 3 bát (720ml) nước luộc gà

- 1 củ hành nhỏ

- 3 tép tỏi

- 3 thìa canh bơ

Các bước thực hiện

- Bước 1: Thái hành và tỏi cho vào nồi đã có sẵn bơ. Làm tan chảy bơ rồi đảo trong 5 phút cho đến khi hành, tỏi mềm. Sau đó cho bí đỏ vào đảo đều.

- Bước 2: Đổ nước luộc gà vào nồi bí đỏ.

- Bước 3: Đun sôi lăn tăn nồi bí cho bí mềm rồi tắt bếp. Cho bí ra xay hoặc mẹ có thể dùng muôi hay dụng cụ dầm nát bí.

- Bước 4: Khuấy đều để bí ngấm bơ và gia vị. Kiểm tra xem súp bí nếu chưa vừa thì nêm nếm thêm gia vị.

Chỉ cần vài bước đơn giản vật thôi là mẹ đã có ngay một nồi súp gà bí đỏ ngon lành cho con rồi!

5. Cháo trứng đậu đỏ bé từ 12 – 24 tháng tuổi

Thuộc họ nhà đậu, nên không quá ngạc nhiên khi đậu đỏ cũng góp mặt trong top những món ăn giàu kẽm cho trẻ biếng ăn (một chén đậu đỏ nấu chín có chứa 4,1mg kẽm). Ngoài kẽm thì hàm lượng vitamin B cao trong đậu đỏ cũng giúp hỗ trợ tăng cường hoạt động hệ thần kinh, thúc đẩy sự phát triển của cơ thể bé.

So với đậu đỏ thì trứng có hàm lượng kẽm “khiêm tốn” hơn (chỉ khoảng 0.5mg trong lòng đỏ), tuy nhiên lòng đỏ trứng lại là thực phẩm rất giàu vitamin A, D, E, K cũng như axit béo Omega-3. Không những vậy, lòng đỏ trứng còn cung cấp chất chống oxy hóa lutein và zeaxanthin – một hợp chất giúp tăng cường sức khỏe thị lực. Nếu biết kết hợp cả hai thực phẩm siêu bổ dưỡng này, mẹ sẽ có một món ăn với hương vị hài hòa khiến bé vô cùng thích thú.

Cháo trứng đậu đỏ bé từ 12 – 24 tháng tuổi

Nguyên liệu cần chuẩn bị

- 25g cháo trắng nấu chín

- 5g dầu thực vật

- 1 quả trứng

- 10g đậu đỏ đã nghiền nhuyễn.

- 200ml nước ấm đun sôi

Các bước thực hiện

- Bước 1: Luộc trứng, sau đó cắt thành từng khoanh nhỏ, để nguội.

- Bước 2: Đậu đỏ cho vào nước đang sôi, đun khoảng 2 phút, đợi đậu mềm vớt ra để nguội.

- Bước 3: Trộn đậu và trứng vào cháo, thêm dầu ăn, khuấy đều.

- Bước cuối cùng là cho bé thưởng thức món ăn ngon tuyệt vời này thôi!

6. Cháo sò huyết đậu xanh cho bé trên 1 tuổi

Sò huyết là một trong những thực phẩm giàu kẽm tốt cho bé. Theo nghiên cứu của Hiệp hội Động vật có vỏ Vương quốc Anh (SAGB), trong 100 gram sò huyết có chứa 22% kẽm. Ngoài ra, sò huyết còn chứa retinol (100g sò huyết tương ứng với 30mcg retinol) - Đây là thành phần giúp bé đáp ứng được nhu cầu vitamin A trong nhiều giai đoạn (Vitamin A tham gia vào sự phát triển của hệ miễn dịch, điều tiết các phản ứng miễn dịch trong cơ thể. Bổ sung đủ vitamin A được chứng minh giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh nhiễm khuẩn ở trẻ nhỏ). 

Không kém cạnh gì sò huyết, đậu xanh cũng là loại thực phẩm thường được nhắc tới mỗi khi các mẹ bỉm cần lên thực đơn bổ sung kẽm cho con trẻ (100g đậu xanh cho 1,1 mg kẽm) tuy hàm lượng kẽm trong đậu xanh không quá cao nhưng loại đậu này lại mang trong mình vô vàn những lợi ích sức khỏe khác như: cải thiện miễn dịch, cải thiện thị giác, tốt cho tim mạch, xương,...

Một món ăn có thể kết hợp được hài hòa hai loại siêu thực phẩm này như cháo sò huyết đậu xanh quả thật là giải pháp bổ sung kẽm cho bé tuyệt vời. Còn ngần ngại gì mà không xắn tay vào bếp nấu ngay món này cho bé nhà bạn. 

Cháo sò huyết đậu xanh

Nguyên liệu cần chuẩn bị

- 1kg sò huyết

- 50g đậu xanh

- 100g gạo nếp và 1 chút gạo tẻ

- Nấm rơm, hành tây, hành tím

- Gừng, sả, tỏi, rau răm, dầu ăn.

Các bước thực hiện

- Bước 1: Sò huyết cho vào đá lạnh khoảng 30 phút tới 1 giờ đồng hồ để làm tê sò, dễ lấy thịt.

- Bước 2: Cho gạo, đậu xanh và nước vào nấu cháo.

- Bước 3: Trong khi chờ cháo chín nhừ, chuẩn bị sơ chế các loại rau. Hành tây, hành tím, gừng, rau răm thái nhỏ.

- Bước 4: Cháo chín cho nấm rơm vào cháo cho cháo có độ ngọt.

- Bước 5: Dùng tay hoặc đồ nhọn cạy vỏ sò, lấy thịt sò cho vào bát.

- Bước 6: Cho thịt sò vào ướp với một chút gia vị cho ngấm.

- Bước 7: Đun nóng dầu, cho thịt sò vào xào. Cho lần lượt hành tây, hành tím, gừng, cuối cùng là rau răm vào đảo qua.

- Bước 8: Cuối cùng là đun sôi lại cháo, cho hỗn hợp sò huyết và rau đã xào vào cháo, đun sôi lên nêm gia vị vừa ăn là xong.

7. Súp yến mạch

Ngoài gạo, ngô, khoai thì yến mạch là một trong những loại ngũ cốc phổ biến nhất. Điều đặc biệt khiến yến mạch trở thành sự lựa chọn của nhiều mẹ nuôi con nhỏ là loại ngũ cốc này hoàn toàn không chứa gluten, không những vậy yến mạch nguyên chất còn cung cấp cho cơ thể trẻ nhỏ một lượng lớn vitamin, chất xơ và chất chống oxy hoá quan trọng... Trong đó, kẽm - khoáng chất vô cùng quan trọng đối với trẻ cũng có mặt trong yến mạch với hàm lượng tương ứng là 100g yến mạch đem lại 3.97mg kẽm.

Súp yến mạch là một món ăn bổ sung kẽm cho bé biếng ăn, dễ làm, giàu dinh dưỡng và ngon miệng dành cho bé. 

Súp yến mạch

Nguyên liệu cần chuẩn bị

- Yến mạch nguyên hạt cán hoặc yến mạch cán hạt vỡ: 1 bát nhỏ chừng 100 gram.

- Sữa tươi không đường: 500 ml (Có thể thay bằng nước lọc)

- Nồi nấu, bát đựng, muỗng khuấy…

Các bước thực hiện

- Bước 1: Trước tiên bạn đổ 500 ml sữa tươi không đường hoặc 500 ml nước lọc vào nồi, thêm 100 gram yến mạch rồi khuấy đều, bật bếp nấu.

- Bước 2: Đợi nồi cháo sôi bạn vặn nhỏ lửa để tránh cháo bị trào. Nấu đến khi yến mạch mềm nhừ, hơi đặc thì tắt bếp

- Bước 3: Chờ nồi cháo nguội một chút bạn múc ra bát và cho bé thưởng thức.

Lưu ý: Để tránh cháo yến mạch bị quá đặc hay loãng bạn pha tỷ lệ nước và yến mạch cho chuẩn nhé. Thường với loại yến mạch cán mỏng, tỷ lệ nước và yến mạch là 5:1. Yến mạch nếu đặc quá sẽ rất khó ăn.

8. Cháo nấm tràm tôm thịt

Thực tế thì, khi trẻ biếng ăn mẹ nên đổi món và biết cách kích thích vị giác của bé, thì tình trạng biếng ăn mới có thể cải thiện được. Một bát cháo nóng hổi có vị ngọt từ tôm, dẻo thơm của gạo, quyện với mùi thơm của nấm, rau mùi và hành lá như cháo nấm tràm tôm thịt đảm bảo sẽ khiến con nhà bạn vô cùng thích thú.

Không chỉ thơm ngon, hấp dẫn, dễ ăn cháo tràm tôm thịt còn cung cấp cho trẻ nguồn kẽm dồi dào từ nấm tràm (100g nấm tươi cho 0.2mg kẽm); tôm (cứ 85g tôm sẽ có 3.1mg kẽm); thịt nạc (100g thịt nạc cho 1.91mg kẽm)...

Ngoài kẽm thì những thực phẩm này cũng là nguồn bổ sung thêm cho trẻ những dưỡng chất tuyệt vời khác như: Vitamin B1, B2, chất béo, sắt, mangan... 

Cháo nấm tràm tôm thịt

Nguyên liệu cần chuẩn bị

- 50g nấm tràm khô

- 100g gạo

-100g tôm

- Thịt nạc xay

- 01 quả trứng vịt

-Hành, ớt, hành tím băm, hạt nêm..

Các bước thực hiện

- Bước 1: Cho gạo vào đun.

- Bước 2: Nấm tràm khô ngâm qua nước vo gạo cho nở, sau đó xé nhỏ, rửa sạch.

- Bước 3: Giã nhỏ thịt và tôm, cho gia vị gồm: tiêu, bột nêm, hành tím băm, lòng trắng trứng cho đỡ bị khô. Trộn đều hỗn hợp rồi vo viên lại.

- Bước 4: Cho dầu vào chảo đun nóng, phi thơm hành, cho nấm vào xào, nêm một chút hạt nêm.

- Bước 5: Cho thịt viên vào cháo, đun khoảng 5 phút.

- Bước 6: Cho tiếp nấm vào.

- Bước 7: Nêm thêm 1 thìa nước mắm, cho hành và một chút hạt tiêu vào là xong.

9. Cháo khoai lang cà rốt

Khoai lang là loại rau củ rất giàu dinh dưỡng, với các loại Vitamin: A, C, B, chất xơ, đặc biệt là beta-carotene - chất chống oxy hóa mà cơ thể có thể chuyển thành vitamin A. Đây cũng là vitamin tan trong dầu, nên nếu tăng thêm chất béo trong bữa ăn cùng với khoai lang sẽ giúp tăng hấp thụ hợp chất này. Quan trọng hơn nữa là các mẹ hoàn toàn có thể dùng khoai lang như một nguồn bổ sung kẽm tuyệt vời cho con trẻ bởi lẽ trong 100g khoai lang có thể cung cấp cho bé 2mg khoáng chất kẽm. 

Cũng chính vì vậy mà nhiều chuyên gia khuyên các bà mẹ nên thêm khoai lang vào chế độ ăn của trẻ nhỏ để giúp bé phát triển khỏe mạnh. Khoai lang rất dễ chế biến nên ngoài cháo khoai lang mẹ hoàn toàn có thể chế biến thêm thật nhiều món từ khoai lang bổ dưỡng cho con như: chè, cháo cá khoai lang, cháo khoai lang gan gà... 

Cháo khoai lang

Nguyên liệu cần chuẩn bị

- Khoai lang: 1/2 củ

- Cà rốt (loại nhỏ): 1/2 củ

- Gạo: 30g, nấu cháo theo tỷ lệ 1:10 cho các bé bắt đầu ăn dặm.

Các bước thực hiện

- Bước 1: Khoai lang, cà rốt sau khi rửa sạch, bỏ vỏ mẹ đem cắt miếng nhỏ.

- Bước 2: Cho gạo, cà rốt, khoai lang và nồi nấu cùng tới khi cháo chín.

- Bước 3: Lấy hỗn hợp cháo, cà rốt, khoai lang đã chín rây nhuyễn bằng rây là mẹ đã có thể cho bé ăn được rồi.

10. Cháo súp lơ xanh thịt bò

Thịt bò là thực phẩm giàu chất khoáng chất lượng cao, theo đó trong 100g thịt bò có chứa: Sắt (3.1 mg), magie (28 mg), kẽm (3.64 mg), đồng (160 mg), canxi (12 mg)...Cùng kẽm, các khoáng chất này của thịt bò đóng vai trò quan trọng trong quá trình tăng trưởng và phát triển cơ thể của trẻ nhỏ. 

Có thể nhiều mẹ chưa biết, súp lơ xanh là một trong những loại rau rất giàu dinh dưỡng. Theo nhiều nghiên cứu khoa học, súp lơ xanh có chứa đầy đủ các vitamin, khoáng chất, chất xơ và chất chống oxy hóa. Đặc biệt, trong thành phần dinh dưỡng của bông cải xanh có chứa tới 90% nước, 7% carbohydrates, 3% protein và hầu như là không có chất béo.

Sự kết hợp giữa hai thực phẩm này trong món cháo súp lơ xanh thịt bò sẽ giúp bé tăng cường hệ miễn dịch và tiêu hóa tốt hơn. Đây là một trong những cách bổ sung dinh dưỡng tốt nhất cho bé, giúp bé tăng cân nhanh chóng hơn.

Cháo sup lơ thịt bò

Nguyên liệu cần chuẩn bị

- Gạo: 40g

- Thịt bò: 30g

- Súp lơ/bông cải xanh: 30g

- Dầu ăn ô liu

- Muối tinh

Các bước thực hiện

- Bước 1: Cho khoảng 50 gam gạo vào nước rồi vò kỹ cho sạch. Sau đó đổ khoảng 300g nước vào nồi cùng gạo rồi bắc lên bếp ninh kỹ

- Bước 2: Rửa sạch thịt bò rồi cho vào máy xay nhuyễn. Ngâm muối rồi rửa lại sạch súp lơ xanh, sau đó băm nhỏ

- Bước 3: Sau khi ninh cháo khoảng 60 phút, cho bò và súp lơ vào cháo. Tiếp tục để trên bếp khoảng 5 phút rồi tắt

11. Thịt bò sốt nấm cho bé từ 36 tháng tuổi

Theo các chuyên gia dinh dưỡng cứ trong 100g nấm và thịt bò thì có tới 6mg kẽm. Không chỉ có công dụng bổ sung kẽm tốt cho bé mà hương vị thơm ngon của nấm hòa quyện cùng thịt bò cũng đủ khiến các bé thích mê. 

Thịt bò sôt nấm

Nguyên liệu cần chuẩn bị

- 200g thịt bò

- 30g nấm hương

- 1 nhánh gừng

- 1 muỗng súp bột năng

- 1 muỗng canh dầu hào

- 1 muỗng canh nước tương

- ½ muỗng canh đường

- 2 muỗng canh dầu ăn

Các bước thực hiện

- Bước 1: Gừng gọt vỏ cắt sợi. Nấm hương ngâm nước cho nở mềm, rửa sạch, cắt miếng vừa ăn.

- Bước 2: Pha bột năng với 20ml nước ấm, trộn đều.

- Bước 3: Thịt bò rửa sạch, lau khô, cắt miếng mỏng theo thớ ngang của thịt. Ướp thịt bò với dầu hào, nước tương, đường, 1 muỗng canh dầu ăn, trộn đều, ướp 20 phút cho thấm đều gia vị.

- Bước 4: Bắc nồi lên bếp, cho dầu ăn vào phi thơm gừng, sau đó cho nấm vào xào cho thơm.

- Bước 5: Khi nấm hương đã chín tới thì cho phần thịt bò đã ướp vào nấu cùng.

- Bước 6: Sau 3 phút thịt bò chín tái thì cho nước bột năng pha sẵn vào nấu cho sệt lại

Đến đây mẹ chỉ cần bày món ra bát hoặc đĩa cho phù hợp là có thể thưởng thức được rồi!

12. Thịt bò xào giá đỗ

Các hạt đậu là những kho chứa dưỡng chất dồi dào, trong đó có kẽm. Một điều kì diệu là ở cơ chế nảy mầm (từ hạt đậu thành mầm đậu – giá), hàm lượng kẽm và các dưỡng chất tăng lên gấp bội lần (chỉ với (100g giá đỗ xanh đã có chứa tới 4mg kẽm). Đặc biệt trong giá đỗ còn có men tiêu hóa tự nhiên, kích thích bé ăn uống ngon miệng. Một bát canh thịt giá đỗ hay giá đỗ xào là cách bổ sung kẽm tự nhiên, rất tốt cho sức khỏe của bé. 

Thịt bò xào giá đỗ

Nguyên liệu cần chuẩn bị

- 250g giá

- 1 bó hành nhỏ

- 100g thịt bò mềm

- Dầu hào, muối, hạt nêm, tiêu, dầu ăn, vài tép tỏi băm nhỏ.

Các bước thực hiện

- Bước 1: Thịt bò thái mỏng ướp với khoảng một muỗng nhỏ dầu hào để khoảng 15 phút cho thấm.

- Bước 2: Hành cắt khúc ngắn.

- Bước 3: Bắc chảo lên bếp cho vào chút dầu ăn để lửa vừa rồi cho tỏi băm vào phi vàng, vớt ra để riêng.

- Bước 4: Vẫn dùng chảo đó vặn lửa cao cho thêm vào ít dầu đun nóng già rồi cho thịt bò đã ướp vào xào chín tái rồi xúc ra để riêng.

- Bước 5: Cho chảo lại lên bếp vẫn để lửa to cho giá vào xào, nêm gia vị muối, chút hạt nêm cho vừa ăn, khi giá chín tái thì cho hẹ và thịt bò vào đảo đều khoảng một phút là được. Rắc tiêu rồi cho ra đĩa, trên rắc tỏi phi.

Như vậy là đã xong món thịt bò xào giá rồi. Thật đơn giản phải không nào!

13. Ức (đùi gà) hầm bí đỏ, đậu trắng

Theo Viện Dinh dưỡng Quốc gia, một phần ức gà 100g cung cấp 1,5mg kẽm, 165 calo, 31g protein và 3,6 g chất béo. Trong khi đó, bí đỏ cũng được đánh giá là thực phẩm mang lại nhiều công dụng cho trẻ có thể kể đến như: tăng cường hệ miễn dịch, tăng cường sức khỏe cho mắt,... Công dụng này của bí đỏ chủ yếu đến từ hàm lượng vi chất dinh dưỡng dồi dào gồm chất xơ, vitamin C, K, E, sắt, Kali...

Do đó, không còn nghi ngờ gì thêm, ức hầm bí đỏ, đậu trắng đích thị là một món ăn có thể bổ sung hàm lượng kẽm dồi dào cho bé.  Bật mí thêm, không chỉ có thể làm các món mặn như đút lò, canh, súp, mẹ còn có thể thực hiện những món ngọt như bánh bí đỏ, chè bí đỏ… để bé yêu đổi món mỗi ngày.

Ức (đùi gà) hầm bí đỏ, đậu trắng

Nguyên liệu cần chuẩn bị

- Ức gà (hoặc đùi gà) cắt miếng vừa ăn

- Một nắm đậu trắng hay đậu hà lan

- Bí đỏ Nhật 1 quả

Các bước thực hiện

- Bước 1: Ức gà và đậu trộn đều gia vị, ướp trong vòng 1 tiếng

- Bước 2: Cho nguyên liệu vào 1 quả bí đỏ Nhật đã bỏ ruột

- Bước 3: Hấp cách thủy hoặc hầm chín

Như vậy là mẹ đã chế biến xong cho con một món ăn vừa đẹp mắt, vừa thơm ngon và giàu dinh dưỡng rồi đó ạ!

IV. BẬT MÍ THÊM CHO MẸ MỘT SỐ THỰC PHẨM BỔ SUNG KẼM CHO BÉ BIẾNG ĂN

1. Các loại đậu

Các loại đậu hầu hết đều chứa rất nhiều chất xơ, sắt và kẽm: Đậu xanh, đậu đen, đậu đỏ… đều là sự lựa chọn không tồi để bổ sung kẽm cho trẻ. Mẹ có thể chế biến thành các món chè, cháo… để thu hút trẻ ăn hơn.

Các loại đậu

2. Rau củ quả

Bạn có biết một số loại rau củ quả như nấm, cải bó xôi, bông cải xanh và tỏi rất giàu kẽm cũng như vitamin và khoáng chất? Trong 125g rau củ các loại như nấm, bông cải… có chứa khoảng 0,4mg kẽm (tương đương 2%) nhu cầu sắt mỗi ngày. Đây sẽ là những nguồn thực phẩm quan trọng để bổ sung sắt cho bé biếng ăn mà lại không chứa quá nhiều calorie.

Rau củ quả

2. Thịt đỏ và thịt gia cầm

Thịt bò, thịt lợn và thịt gà là ba loại thịt dễ kiếm, bổ dưỡng và đặc biệt giàu kẽm. Bạn nên chọn lựa loại thịt nạc, không mỡ hoặc sườn non để chế biến cho bé. Thịt bò sốt hành tây, bò cuốn lá lốt, gà luộc, súp gà hay sườn xào chua ngọt là những món gợi ý để bạn nấu cho bé yêu nhà mình. Ngoài ra, một quả trứng gà cỡ lớn cũng có chứa khoảng 0,6mg kẽm.

Thịt đỏ và thịt gia cầm

2. Hàu

Hàu là loại hải sản đứng đầu danh sách giàu kẽm. Một con hàu có kích cỡ vừa chứa đến 5,3mg kẽm. Ngoài ra, hàu cũng rất giàu protein, ít calorie, giàu các loại vitamin và khoáng chất như vitamin C, B12 và sắt. Cháo hàu có lẽ là món ăn dễ nấu và được nhiều bé thích.

Hàu sữa

3. Cua và tôm hùm

Đây cũng là 2 loại thức ăn bổ sung kẽm cho trẻ khá tốt. Ngoài cua và tôm hùm ra, các loại cá như cái mòi, cá bơn, cá hồi cũng có chứa kẽm nhưng với lượng ít hơn. Màu sắc vàng bắt mắt của cua và tôm khi nấu chín sẽ hấp dẫn làm bé không thể không nếm qua. Ngoài ra, nguồn kẽm từ cua và tôm còn rất tốt cho sức khỏe tim mạch của bé nữa đấy.

Tôm hùm

4. Các loại hạt

Các loại hạt như hạt bí, hạt điều, đậu phộng, hạt chia cũng cung cấp một lượng kẽm thiết yếu hằng ngày cho trẻ. Mẹ có thể làm gỏi và rắc đậu phộng lên cho bé thưởng thức hay cho bé ăn kèm hạt điều với salad, sữa chua…

Các loại hạt

5. Ngũ cốc nguyên hạt

Không còn nghi ngờ gì nữa, ngũ cốc nguyên hạt chính là nhân tố thứ 7 trong danh sách thực phẩm bổ sung kẽm cho bé biếng ăn. 62g yến mạch có chứa khoảng 0,9mg kẽm. Tương tự, 62g gạo nâu có chứa khoảng 0,6mg kẽm. Một lát bánh mì nguyên hạt có chứa 0,5mg kẽm.

Ngũ cốc nguyên hạt

6. Sữa và sản phẩm bơ sữa

Sữa nói chung và sữa chua nói riêng là nguồn cung cấp canxi cũng như kẽm cần thiết cho trẻ.

Sữa và sản phẩm bơ sữa

7. Chocolate đen

Chocolate đen là một nguồn cung cấp kẽm cần thiết cho trẻ. Tuy nhiên, mẹ nên giới hạn khối lượng chocolate đen trẻ ăn không quá một thanh (khoảng 28g) trong 1 ngày nhé.

Chocolate đen

V. NHU CẦU BỔ SUNG KẼM CỦA TRẺ

Mặc dù kẽm rất quan trọng đối với sự phát triển của trẻ, nhưng nếu cho trẻ sử dụng quá nhiều vượt quá mức cho phép thì cũng có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Vì thế, để đảm bảo bổ sung kẽm cho trẻ an toàn và hiệu quả, mẹ cần ghi nhớ lượng kẽm cần thiết hàng ngày của bé theo từng giai đoạn như sau:

- Trẻ từ 0-6 tháng tuổi: 2mg/ ngày

- Trẻ từ 7 -11 tháng: 3 mg/ ngày

- Trẻ từ 1-3 tuổi: 3mg/ ngày

- Trẻ từ 4-8 tuổi: 5mg/ ngày

- Trẻ từ 9-13 tuổi: 8 mg/ ngày

- Từ 14 tuổi trở lên: Trong khi các bé trai cần khoảng 11 mg/ngày thì các bé gái chỉ cần khoảng 9 mg/ ngày.

Sau độ tuổi này lượng kẽm được bổ sung như thế nào còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như giới tính, sức khỏe… Để bổ sung kẽm cho trẻ biếng ăn, mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia trước khi quyết định.

VI. NGUYÊN TẮC KHI CHO TRẺ DÙNG KẼM VỚI CÁC LOẠI VI CHẤT KHÁC

- Cho trẻ sử dụng kết hợp kẽm và vitamin C: Vitamin C giúp tăng cường hấp thu kẽm trong cơ thể, thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển, giúp trẻ tăng sức đề kháng, điều hòa các phản ứng oxy hóa, chống lại các gốc tự do.

- Không nên bổ sung kẽm và canxi vào cùng một thời điểm: Do canxi làm tăng đào thải kẽm gây giảm hấp thu kẽm trong cơ thể trẻ.

- Không bổ sung kẽm và sắt trong cùng một lúc: Tương tự như canxi, một số nghiên cứu cho thấy rằng nếu bổ sung hai chất này cùng lúc sẽ làm giảm hấp thu kẽm nếu hàm lượng sắt lớn hơn 25mg/ngày. Do đó cha mẹ nên lưu ý bổ sung kẽm và sắt (hoặc canxi) cách xa nhau, ít nhất 2 tiếng, dùng kẽm trước vì sắt sẽ gây cản trở hấp thu kẽm.

- Lựa chọn sản phẩm chứa kẽm có nguồn gốc rõ ràng: Mẹ nên lưu ý, cơ thể con người không thể tự tổng hợp được kẽm, vì thế chỉ có thể cung cấp kẽm cần thiết thông qua nguồn thực phẩm hàng ngày hoặc qua thuốc, sản phẩm bổ sung. Trên thị trường hiện nay, có rất nhiều chế phẩm chứa kẽm cho trẻ từ hàng nội địa đến dòng nhập khẩu từ Mỹ, Anh, Pháp, Úc… theo đường xách tay hoặc chính ngạch. Do đó, không thể đảm bảo 100% chất lượng của sản phẩm, cha mẹ cần thận trọng tìm hiểu trước khi đưa ra quyết định lựa chọn dòng sản phẩm chứa kẽm cho trẻ sử dụng.

Xác định được nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, thương hiệu, thành phần, hạn sử dụng… Tránh mua hàng rẻ, hàng kém chất lượng, hàng xuất xứ không rõ ràng, hết date, tem nhãn không đầy đủ… để đảm bảo sức khỏe cho trẻ và cho cả gia đình.

Kids Smart Vitamin C + ZinC + D3 Chewables Tablets – lựa chọn ưu việt, tăng cường khả năng hấp thu

Kids Smart Vitamin C + ZinC + D3 Chewables Tablets sản phẩm bổ sung kẽm hiệu quả cho bé

Kids Smart Vitamin C + Zinc + D3 Chewables Tablets

Nature’s Way Kids Smart Vitamin C + Zinc + D3 Chewables Tablets là sản phẩm của Nature’s Way - Thương hiệu hàng đầu tại Úc về dòng hàng cho trẻ, được thành lập 1943. Với công thức khoa học kết hợp với truyền thống Nature’s Way mang đến cho trẻ nhà bạn một nguồn vi khoáng sinh học Zn và Vitamin tự nhiên nhất.

- Kẽm sinh học (dưới dạng amino acid chelate - 3mg) - Hiệu quả hấp thu tốt hơn kẽm Gluconat tổng hợp thường gặp trên thị trường, giúp tăng cường sức khỏe, hỗ trợ tăng cường sức đề kháng.

- Vitamin C, Vitamin D - Giúp hiệu quả tác dụng tăng gấp 2 lần.

- Dễ sử dụng, trẻ yêu thích - Dạng viên nén có thể nhai, hương cơm thơm ngon, bé thích mê.

Chế tác động - 2 điểm chạm giúp con ăn ngon và phát triển toàn diện

Tăng cường sức khỏe: Kẽm sinh học giúp duy trì và bảo vệ các tế bào vị giác và khứu giác, giúp trẻ ăn ngon miệng hơn với đa dạng thức ăn, mùi vị. Từ đó, con được bổ sung dưỡng chất từ thức ăn một cách tốt hơn. 

Tăng cường sức đề kháng: Vi chất dinh dưỡng Kẽm, và Vitamin C, D có tác dụng hoàn thiện cấu trúc enzym tiêu hóa giúp trẻ hấp thu tốt các chất dinh dưỡng, tăng cân đều. Đồng thời, Kẽm cũng kích thích sự phát triển và biệt hoá các tế bào miễn dịch lympho B và lympho T tạo nên một hệ phòng thủ để cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh, giúp cho trẻ có sức chống đỡ bệnh tật tốt.

Nature’s Way Kids Smart Vitamin C + Zinc + D3 Chewables Tablets là sản phẩm của Nature’s Way

Quá trình sản xuất ra Nature’s Way Kids Smart Vitamin C + Zinc + D3 Chewables Tablets được tuân thủ theo các quy định nghiêm ngặt về quy trình sản xuất cũng như bảo quản, phân phối. Không chỉ riêng với Nature's Way Kids Smart Vitamin C + Zinc + D3 Chewables Tablets mà đối với tất cả các sản phẩm khác, thương hiệu này luôn đặt sự an toàn và tính hiệu quả lên hàng đầu. Do đó, các sản phẩm của Nature's Way luôn đảm bảo được chất lượng và tính an toàn tuyệt đối. Đặc biệt, các thử nghiệm chất lượng sản phẩm của hãng luôn vượt xa tiêu chuẩn ngành.

Với đội ngũ chuyên gia chuyên môn cao và giàu kinh nghiệm, với tâm huyết và nhiệt huyết, Nature's Way ngày càng lớn mạnh, trở thành một thương hiệu uy tín và sẽ tiếp tục nghiên cứu và mang đến những sản phẩm chất lượng tốt nhất để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Các sản phẩm của Nature’s Way hiện được phân phối ở hơn 10.000 điểm bán tại hàng trăm quốc gia trên toàn thế giới (Liên minh Châu Âu, Mỹ, Nhật...), được hàng triệu gia đình tin yêu và sử dụng.

VII. LỜI KHUYÊN CỦA CHUYÊN GIA KHI BỔ SUNG KẼM CHO TRẺ BIẾNG ĂN?

Mẹ không nên cho trẻ sử dụng kẽm bừa bãi

1. Thứ nhất, mẹ không nên cho trẻ bổ sung kẽm một cách tùy tiện

Cha mẹ nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ hoặc chuyên khoa dinh dưỡng trước khi bổ sung cho con. Với những trẻ đang bú mẹ, lượng sữa mà trẻ uống hàng ngày sẽ cung cấp đủ lượng kẽm mà trẻ cần (nếu trẻ bú đủ). Còn với trẻ đang uống sữa công thức thì đa số các loại sữa công thức hiện nay đã bổ sung đủ lượng kẽm cần thiết cho trẻ.

Khi trẻ bắt đầu chuyển sang thời kỳ ăn dặm, nhu cầu kẽm của trẻ cao hơn thì mẹ có thể bổ sung kẽm cho trẻ biếng ăn từ nguồn thực phẩm tự nhiên như các loại thịt, hải sản, đậu, ngũ cốc…

2. Thứ hai, với trẻ dưới 6 tháng tuổi thì nguồn dinh dưỡng chứa kẽm tốt nhất và dễ hấp thu nhất là sữa mẹ

Do đó, khi trẻ ở độ tuổi này, mẹ cần phải đảm bảo duy trì đủ lượng kẽm trong sữa bằng cách mẹ cũng bổ sung các loại thức ăn có chứa nhiều kẽm. Tuy nhiên, lượng kẽm trong sữa mẹ sẽ giảm dần theo thời gian và không thể đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng khi trẻ lớn lên, khi đó mẹ sẽ phải bổ sung kẽm cho trẻ từ những nguồn khác.

3. Thứ ba, nhu cầu kẽm của trẻ phụ thuộc vào độ tuổi

Vì thế, mẹ cần nắm rõ nhu cầu kẽm hàng ngày để từ đó có cách bổ sung kẽm cho trẻ biếng ăn phù hợp. Mẹ có thể tham khảo lượng kẽm chúng tôi đã đề cập ở mục V. Các chuyên gia cũng khuyến cáo, nếu sử dụng các thuốc chứa kẽm thì nên đọc kĩ thành phần của thuốc trước khi cho trẻ sử dụng.

4. Thứ tư, xác định nguyên nhân thiếu kẽm ở trẻ

Trẻ biếng ăn do rất nhiều nguyên nhân, cha mẹ nên xác định được nguyên nhân chính gây biếng ăn ở trẻ, và chỉ bổ sung kẽm cho trẻ biếng ăn khi thật sự xác định được nguyên nhân là do thiếu kẽm.

KẾT LUẬN: Trên đây là 13 món ăn giàu kẽm cho bé biếng ăn ngon miệng. Hy vọng rằng các món ăn này sẽ là gợi ý tuyệt hay cho các mẹ trong việc lên thực đơn bổ sung kẽm cho bé. Chúc các bé ngon miệng và các mẹ đừng quên đồng hành cùng website chúng tôi nhé!.